Nổi mề đay sưng môi: Hiểu đúng bản chất, tránh biến chứng sau này
Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc cơ thể bị dị ứng với thực phẩm, mỹ phẩm,… Tình trạng này khiến người bệnh khó khăn trong giao tiếp, ăn uống và tự ti về ngoại hình. Nặng hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bài viết chia sẻ thông tin về nguyên nhân cùng cách trị bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu nổi mề đay gây sưng môi
Nổi mề đay gây sưng môi là triệu chứng của bệnh mề danh phù mạch, người bị bệnh này thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Người bệnh có dấu hiệu sưng phù ở môi, họng và lưỡi
- Có biểu hiện đau rát họng, khó thở
- Vùng da quanh môi trở nên nhạy cảm, ngứa, đau rát và sưng nề (có trường hợp không bị ngứa)
- Tình trạng môi sưng có thể từ 1 – 2 ngày, sau đó lan sang các vùng khác. Các vết sưng không được chữa trị kịp thời có thể kéo dài dai dẳng nhiều ngày, có nhiều trường hợp trở thành mãn tính.
- Sau vài ngày bị phù mạch ở môi, bệnh có thể lan xuống đường tiêu hóa, gây nên triệu chứng đau bụng, tiêu chảy
- Một số trường hợp lan rộng tới lưỡi dẫn tới khó thở, thậm chí bị ngạt thở
- Mề đay có thể khiến người bệnh suy giảm thị lực, đau đầu và thường xuyên cảm thấy lo lắng
Bên cạnh các dấu hiệu trên, bị mề đay gây sưng môi còn có một số biểu hiện khác bao gồm: sưng họng hoặc lưỡi, khàn giọng, khó thở, đau dạ dày, có thể cảm thấy ngứa hoặc không ngứa.
Đối với các bệnh nhân nghiêm trọng, nổi mề đay gây sưng môi có thể gây sốc phản vệ. Một số biểu hiện khi bị sốc phản vệ như: hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu; khó hô hấp hoặc không thể hô hấp; xuất hiện tình trạng phù mạch đột ngột và dần trở nên nghiêm trọng.
Nguyên nhân bị mề đay sưng môi
Nổi mề đay gây sưng môi có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh lý thường gặp ở những người có sức đề kháng thấp, cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng, dị ứng với các dị nguyên, gia đình có tiền sử mắc bệnh,… Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Dị ứng
Nhiều người bệnh bị phù mạch sưng môi do dị ứng với các dị nguyên hoặc thành phần trong thực phẩm, lông động vật, hóa chất, phấn hoa, không khí ô nhiễm, bụi bẩn,…khi tiếp xúc với các yếu tố này có thể dẫn tới sưng môi, ngứa rát.
- Di truyền
Mặc dù nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng mề đay sưng môi hoàn toàn có thể do di truyền trong gia đình. Cụ thể một thành viên trong gia đình có gen bất thường, khi bị thiếu hụt Protein trong máu thì người đó và các thành viên khác có nguy cơ cao mắc bệnh mề đay sưng môi
- Thuốc điều trị
Một số thuốc kháng sinh, huyết thanh, chống viêm,…tiêu bỉ phải kể tới penicillin hoặc thuốc chống viêm không steroid,…có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có trường hợp sưng phù, ngứa ngáy nhiều vùng da trên cơ thể. Triệu chứng thường gặp nhất ở các vùng mắt, môi, cổ tay, cổ chân và thậm chí bộ phận sinh dục.
- Thiếu hụt các chất ức chế Cl-inhibitor
Việc cơ thể thiếu chất Cl-inhibitor sẽ gây tình trạng phù mạch, và bệnh lý có thể tái phát nhiều lần ở các vùng môi hoặc vùng da khác trên cơ thể.
- Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác
Các bệnh lý bổ biến như viêm gan B (hoặc C), nhiễm trùng, nhiễm nấm, rối loạn hệ thống miễn dịch, các bệnh lý về tuyến giáp, HIV và một số bệnh ung thư có khả năng làm nổi mề đay gây sưng môi.
Bị mề đay sưng môi có nguy hiểm không?
Bị mề đay sưng môi, người bệnh sẽ phải đối diện với 2 vấn đề là bệnh nổi mề đay và biểu hiện sưng môi do mề đay.
- Nổi mề đay là biểu hiện nổi nhiều mẩn đỏ và ảnh hưởng tới lớp hạ bì trên cùng của da.
- Sưng môi hay còn gọi là phù mạch là tình trạng các lớp hạ bì sâu bên trong da, niêm mạc môi và môi dưới niêm mạc bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nổi mề đay.
Nổi mề đay gây sưng môi được chẩn đoán không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng lớn tới cơ quan nội tạng như gan, thận hoặc phổi. Bệnh lý có thể tự khỏi trong vòng 1 – 3 ngày và không để lại bất cứ di chứng, biến chứng nghiêm trọng nào.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị mề đay sưng môi gây triệu chứng sưng lưỡi hoặc họng, điều này dẫn tới tình trạng khó thở. Đặc biệt, nếu bị sưng họng nghiêm trọng cần được điều trị bằng thuốc chống phản vệ và cấp cứu kịp thời nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Đối với những trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị tái phát mề đay, cần tới bệnh viện để được khám và chẩn đoán lâm sáng. Bởi dấu hiệu này có thể liên quan tới một số bệnh lý nghiêm trọng khác cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay gây sưng môi
Để chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân dẫn tới bị mề đay sưng môi bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu và lịch sử y tế của người bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cung cấp các thông tin liên quan như: gần đây tiếp xúc với các vật gì, ăn loại thực phẩm gì, hoặc cung cấp loại thuốc đang dùng để kiểm tra thuốc có thành phần gây nổi mề đay hay không.
Ngoài ra, hiện tượng nổi mề đay sưng môi có thể do di truyền hoặc liên quan lịch sử y tế trong gia đình. Do đó, khi được bác sĩ đề nghị cung cấp thông tin, người bệnh nên cung cấp đầy đủ thông tin để bác sĩ có cơ sở chẩn đoán bệnh. Những xét nghiệm ý tế có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán tình trạng bềnh bao gồm:
- Làm xét nghiệm chích da: Một lượng nhỏ các chất gây kích ứng, dị ứng sẽ được bác sĩ chích vào da người bệnh và quan sát các dấu hiệu xảy ra.
- Thực hiện xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ các chất gây dị ứng có liên quan tới yếu tố nào, từ đó đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp.
Phương pháp chữa trị nổi mề đay gây sưng môi
Nổi mề đay gây sưng môi có nhiều mức độ khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà chúng ta có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây:
Điều trị nổi mề đay sưng môi tại nhà
Nếu cảm thấy cơ thể có những biểu hiện của nổi mề đay sưng môi, người bệnh có thể tự điều trị tạm thời như sau:
- Tìm hiểu, dự đoán nguyên nhân gây bệnh xem có phải do thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa, phấn hoa, lông thú,…Sau khi xác định được nguyên nhân cần tránh tiếp xúc với chúng.
- Khi tình trạng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đá lạnh gói vào khăn sạch và chườm lên vùng môi hoặc da bị sưng. Phương pháp này giúp giảm ngứa, giảm tình trạng sưng phù và hạn chế tổn thương da. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da đang bị tổn thương bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Chữa trị bằng các mẹo được lưu truyền trong dân gian như dùng lá kinh giới, lá hẹ, trầu không,…để giảm nhẹ tình trạng bệnh. Các loại lá này đều có thành phần chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển và lan rộng.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Ở các trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ thường kê một số loại thuốc có khả năng điều trị bệnh nổi mề đay sưng phù như:
- Thuốc chống ngứa Histamine: loại thuốc này có khả năng hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và giảm sưng phù hiệu quả
- Thuốc chống viêm Corticosteroid đường: Những bệnh nhân bị mề đay sưng môi nghiêm trọng thường được kê loại thuốc này uống nhằm giảm tình trạng sưng đỏ và ngứa rát. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì vậy trước khi dùng cân tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc ứng chế hệ thống miễn dịch: Loại thuốc này được kê khi thuốc chống viêm và chống ngứa không có tác dụng. Nhưng vì thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch nên không được lạm dụng thuốc mà chỉ dùng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực phẩm chức năng Hyland’s Hives: thuốc Hyland’s Hives có các thành phần gồm: Arsenicum Album 6X HPUS, Apis Mellifica 3X HPUS, Natrum Muriaticum 6X HPUS, Urtica Urens 3X HPUS, các thành phần này đều có chức năng điều trị các bệnh lý về da như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,…
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa nổi mề đay
Theo quan điểm Đông y, nổi mề đay sưng môi xảy ra do cơ thể bị yếu tố ngoại tà xâm nhập dẫn tới tích tụ độc tố, ngũ tạng suy kiệt, âm dương mất cân bằng. Muốn loại bỏ bệnh cần đi sâu tống tiễn mọi căn nguyên bên trong, đồng thời bồi bổ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Các bài thuốc chiết xuất từ thảo dược điều trị mề đay từ gốc, ngăn tái phát. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau đây:
Bài thuốc chữa mề đay sưng môi thể phong hàn
Thang thuốc gồm có:
- Thục địa, cát cánh, hoạt động, đương quy, trần bì, cam thảo, xuyên khung: mỗi loại dùng với liều lượng 12g
- Tế tân, bạch chỉ: Mỗi loại đều 10g
- Quế: 8g
- Thương bồ, thương nhĩ: Mỗi loại dùng 16g
Sau khi thuốc đã được chuẩn bị đầy đủ mang đi sắc và dùng uống mỗi ngày. Lưu ý mỗi ngày 1 thang, thời gian điều trị tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Bài thuốc chữa mề đay sưng môi thể phong nhiệt
Thang thuốc gồm các thảo dược:
- Mần trầu, kim ngân hoa, tang diệp: mỗi vị thuốc dùng 20g
- Hoàng cầm, bạch thược, cam thảo, sài hồ: mỗi vị thuốc dùng 12g
- Tang ký sinh, quả ké, xương bồ: mỗi vị thuốc dùng 16g
Các vị thuốc sau khi được chuẩn bị đầy đủ mang đi sắc thành thuốc dạng nước và dùng uống mỗi ngày. Thời gian và liều lượng sử dụng trong ngày theo chỉ định của bác sĩ
Những lưu ý khi nổi mề đay gây sưng môi
Muốn đạt hiệu quá tốt và nhanh chóng trong quá trình điều trị bệnh nổi mề đay gây sưng môi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, bụi bẩn, thực phẩm, mỹ phẩm,…
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ bằng cách lau dọn thường xuyên và loại bỏ bụi bẩn. Trong quá trình vệ sinh cần đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc hoặc hít phải bụi bẩn gây dị ứng
- Trong quá trình điều trị cần tránh xa rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá, đồ cay nóng,…
- Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày và thường xuyên ăn hoa quả để sung dưỡng chất và tăng cường đào thải độc tố
- Trong thực đơn ăn hàng ngày bổ sung nhiều rau xanh, các loại củ giàu vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trên đây là những tin quan trọng liên quan tới bệnh nổi mề đay sưng môi. Tuy nhiên, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nên nếu người bệnh không chắc chắn về trình trạng bệnh cần chủ động tới bệnh viện hoặc liên hệ bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Xem thêm:
ArrayArray
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!