Nổi mẩn ngứa ở chân cảnh báo bệnh lý gì? Cách xử lý hiệu quả và hạn chế tái phát
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở chân không chỉ cảnh báo các bệnh về da liễu thông thường mà có thể là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh nguy hiểm khác. Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị dứt điểm, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nổi mẩn ngứa ở chân cảnh báo bệnh lý gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân gây cảm giác khó chịu và châm chích. Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này như tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng: hóa chất, phấn hoa,… hoặc cảnh báo một số bệnh lý sau:
Nổi mẩn ngứa ở chân do mề đay
Triệu chứng đặc trưng của mề đay là cơ thể nổi mẩn đỏ ngứa ở nhiều vị trí như chân, tay, lưng, bụng,…Các nốt mẩn có màu hồng nhạt, gây ngứa ngáy, nóng rát trên da. Nguyên nhân bị ngứa nổi mề đay có thể do thay đổi thời tiết, di truyền, nhiễm khuẩn,…
Viêm da tiếp xúc gây nổi mẩn đỏ ngứa ở chân
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu phổ biến hiện nay. Người mắc phải bệnh này thường có triệu chứng da nổi mẩn ngứa ở tay, chân, cổ, háng,… Các vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn màu đỏ nhạt hoặc hồng, có chứa chất lỏng ở đầu mụn. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là người bệnh tiếp xúc với một số tác nhân dễ kích ứng như lông động vật, mỹ phẩm, nước hoa, xà phòng,…
Nấm da chân
Nấm da chân là một dạng bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân, lòng bàn chân,… Đối với bệnh nhân tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng lở loét, chứa mủ, mụn đỏ,…
Nấm da chân có thể lây nhiễm cho người khác khi dùng chung các vật dụng như khăn tắm, tất chân, giày dép,… Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do chân tiết quá nhiều mồ hôi, để chân ẩm ướt trong thời gian dài, bệnh nhân đang bị tiểu đường,…
Nổi mẩn ngứa ở chân tay do viêm nang lông
Viêm nang lông còn có tên gọi khác là viêm lỗ chân lông, là bệnh lý do nấm, vi khuẩn gây ra. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng da nổi mẩn đỏ ngứa ở bắp chân, tay, đùi,…ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Một số trường hợp nặng, các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện mủ vàng hoặc trắng. Lúc này, người bệnh nên có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tổn thương da nghiêm trọng.
Nổi mẩn ngứa ở mu bàn chân do tổ đỉa
Chàm tổ đỉa có triệu chứng cơ bản là nổi mẩn đỏ ngứa ở nhiều vị trí trên chân như mu bàn chân, lòng bàn chân,… Bệnh lý này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng thường tái phát nhiều lần, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cho người bệnh.
Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện chủ yếu vào mùa xuân hè. Nguyên nhân là do người bệnh tiết nhiều mồ hôi chân, nấm xâm nhập, do cơ địa dị ứng với hóa chất….
Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh lý da liễu rất phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh lý này sẽ có có triệu chứng nổi mẩn ngứa khuỷu tay, đầu gối, kẽ ngón chân,… Tại các vùng da bị vảy nến sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da khô ráp. Ở những trường hợp nặng có thể xuất hiện mủ ở đầu mụn, dễ gây nhiễm trùng và bội khuẩn.
Nổi mẩn ngứa ở chân do Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, không có khả năng phân biệt giữa các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt ở lòng bàn chân, tay, mặt, lưng,… Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như sốt, đau nhức xương khớp, mệt mỏi kéo dài….
Bệnh ghẻ lở
Nổi mẩn ngứa ở chân có thể là dấu hiệu của bệnh ghẻ lở – một dạng bệnh lý nhiễm trùng da. Nguyên nhân là do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei xâm nhập vào lớp thượng bì da, gây nổi mẩn đỏ và ngứa rát. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh ghẻ lở có thể khiến da tổn thương nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Bệnh lý này dễ lây lan nên người bệnh cần cách ly với mọi người xung quanh.
Chức năng gan, thận suy giảm
Chức năng gan suy giảm dẫn đến tình trạng giải độc gan kém, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Lúc này, độc tố tích lâu ngày sẽ phát ra bên ngoài qua một số biểu hiện như da nổi mẩn đỏ ngứa rát, mụn nhọt, ăn uống không ngon, mệt mỏi,… Lúc này, người bệnh cần tới cơ sở y tế để khám chữa và được tư vấn điều trị, phục hồi chức năng gan.
Phương pháp điều trị nổi mẩn ngứa ở chân hiệu quả, không tái phát
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt và công việc. Do đó, phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp chữa trị dứt điểm là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị nổi mẩn ngứa ở chân bằng thuốc Tây y
Phương pháp Tây y thường sử dụng thuốc bôi và thuốc uống để ức chế triệu chứng ngứa, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên da. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như sau:
- Nhóm thuốc kháng Histamin H1 (Loratadine, Promethazin, Cetirizine): Nhóm này có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa ngáy, châm chích, hỗ trợ chống viêm, tiêu sưng.
- Thuốc Corticoid dạng tiêm hoặc uống: Thuốc này được chỉ định trong các trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng (lưu ý là chỉ sử dụng trong thời gian ngắn)
- Thuốc kháng sinh (Aczone): Thuốc dùng để điều trị các vùng da bị nổi mẩn đỏ nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, có công dụng giảm viêm sưng hiệu quả.
- Các loại kem dưỡng ẩm có thành phần lành tính: Bioderma, A-derma, Vaseline,… có công dụng làm dịu nhẹ, dưỡng ẩm cho làn da
Thuốc Tây y đem lại hiệu quả nhanh chóng và tiện lợi cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định, kê đơn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, sau sinh và trẻ em không nên dùng thuốc Tây y khi không thật sự cần thiết.
Điều trị nổi mẩn ngứa ở chân bằng biện pháp dân gian
Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nhẹ và ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian để điều trị tại nhà. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng do lành tính và không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Một số mẹo phổ biến như sau:
- Tắm bằng các loại lá: Người bệnh chuẩn bị một số loại lá như khế, chè xanh, ngải cứu, kinh giới, trầu không,…. Rửa sạch các loại lá và cho vào nồi đun sôi lấy nước để tắm, thêm chút muối biển loãng. Bạn nên duy trì tắm 3 đến 4 lần trong tuần để tối ưu hóa việc điều trị.
- Uống các loại trà: Một số loại trà như trà hoa cúc, trà xanh, trà táo đỏ rất tốt cho sức khỏe, có công dụng thanh nhiệt, giải độc gan và giảm ngứa rất hiệu quả.
- Đắp gel nha đam hoặc gừng tươi: Bạn chỉ sử dụng phần ruột nha đam/ gừng tươi (loại bỏ phần vỏ) để đắp lên vùng da bệnh. Giữ cố định từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch.
Tham khảo chữa mẩn đỏ ở chân bằng phương pháp Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa là do chứng tầm ma chẩn hoặc phong chẩn khối. Căn nguyên gây ra tình trạng này là sự yếu của thận, tạng ca khiến huyết ứ, khí trệ. Lúc này sẽ tạo điều kiện để các tác nhân bên ngoài như phong hàn, độc tố, thấp nhiệt tấn công vào cơ thể gây mẩn đỏ ngứa.
Phương pháp Đông y chữa mề đay mẩn ngứa tác động sâu vào căn nguyên của bệnh, điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra còn hỗ trợ bồi bổ thận, tạng can, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính cho người bệnh. Các bài thuốc phổ biến được ưa chuộng như sau:
- Bài thuốc 1: Sắc uống hàng ngày các dược liệu sau: Cát căn, rau má, bồ công anh, hạ khô thảo, kinh giới, nam hoàng bá, thổ linh và thương nhĩ (mỗi loại 16g); ngân hoa, chi tử, hoàng cầm và liên kiều (mỗi loại 12g).
- Bài thuốc 2: Sắc uống hàng ngày các dược liệu sau: Cỏ mần trầu, ngân hoa và tang diệp (mỗi loại 20g); bạch thược, cam thảo, sài hồ và hoàng cầm (mỗi loại 12g); quả ké đầu ngựa, xương bồ và tang ký sinh (mỗi loại 16g).
Các biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ở chân tay
Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở chân có thể tái phát nhiều lần nếu người bệnh không biết chăm sóc da đúng cách, tránh xa các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần phải nắm được:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, nhất là vùng chân, tay
- Hạn chế ngâm nước quá lâu hoặc tắm nước quá nóng sẽ gây khô da
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh các thành phần có hóa chất tẩy mạnh. Ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dịu nhẹ cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng cho làn da như chất tẩy rửa, lông chó mèo, phấn hoa,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể có từ rau xanh, trái cây tươi.
- Uống đủ nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da, nên uống bổ sung nước trái cây.
- Tuyệt đối không gãi hoặc làm trầy xước các vùng da đang bị hư tổn sẽ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. Có thể xoa nhẹ lên vùng da bệnh để giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Lựa chọn trang phục hợp lý, không bó sát vào cơ thể, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa có kê đơn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin về các bệnh lý liên quan đến triệu chứng nổi mẩn ngứa ở chân và biện pháp chữa trị. Người bệnh nên quan sát biểu hiện để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh bệnh chuyển biến nặng và sang giai đoạn mãn tính.
Xem thêm:
ArrayArray
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!