Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Đông trùng hạ thảo được mệnh danh là “vàng mềm” Tây Tạng. Dược liệu này có nhiều công dụng quý hiếm như: tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bổ thận, trị liệt dương và nhiều chứng bệnh khác. Sự quý hiếm và tác dụng vượt trội chính là lý do khiến thảo dược này được nhiều người săn đón. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng, công dụng và những độc tính của loại thảo dược này dưới đây.
- Tên gọi khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng
- Tên tiếng anh: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn được ví là “biệt dược tiền tỉ” bởi sự đắt đỏ và quý hiếm của nó. Để hiểu kỹ hơn về loại thảo dược này trước hết chúng ta cần phải hiểu kỹ một số đặc điểm sinh học của loại thảo dược này
Hình dáng bên ngoài
Đông trùng hạ thảo vừa là loại động vật vừa là thực vật. Chúng thực chất là sự kí sinh của nấm Cordyceps trên cơ thể ấu trùng non.
Vào mùa đông, nấm Cordyceps sẽ phát triển thành các sợi để hút hết chất dinh dưỡng và ăn sâu non từ trong ra ngoài. Đến mùa hè nấm ký sinh sẽ mọc thân dài vươn lên khỏi mặt đất, tạo thành đông trùng hạ thảo nhưng gốc vẫn bám ở đầu sâu. Vì vậy khi thu hoạch, người ta thường đào cả gốc để lấy cả xác sâu.
Về hình dáng bên ngoài, trùng thảo khi còn sống giống như một con sâu với đuôi là cành nhỏ, mọc lá. Khi khô chúng sẽ có mùi tanh như cá, còn khi đốt thì lại có mùi thơm dễ chịu.
Phần lá trùng thảo có dáng giống ngón tay, mọc liền với đầu sâu dài khoảng 4-11cm. Đầu sâu giống đầu con tằm, dài từ 3-5 cm, có khoảng 20-30 vân vòng nhỏ. Toàn thân trùng thảo có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Phần sâu non bên trong có màu trắng, mùi thơm và hơi rắn; chất đệm nấm khá dai, ruột rỗng và màu trắng ngà.
Nơi phân bổ
Trùng thảo này được phân bố rộng rãi ở Châu Á và Châu Úc trong đó tập trung chủ yếu ở Đông Á. Chúng thường được tìm thấy trên các cao nguyên cao từ 4,000 đến 5000m vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam.
Ngày nay, nhằm mục đích kinh tế loại trùng thảo này cũng đã được nuôi trồng nhân tạo trên quy mô công nghiệp để phục vụ nhu cầu dùng của người dân.
Bộ phận làm dược liệu
Theo các chuyên gia, hầu hết các bộ phận của trùng thảo đều được sử dụng để làm dược liệu. Trong đó khuẩn tọa, khuẩn ty và xác ấu trùng là được dùng nhiều nhất.
Sơ chế và bảo quản
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch trùng thảo là vào mùa hè khoảng từ tháng 3 đến tháng 7, khi các ngọn nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng đậm so với thân. Bởi theo các chuyên gia đây là thời điểm mà trùng thảo chữa dược chất và dưỡng chất tốt nhất.
Để bảo quản đông trùng hạ thảo người ta thường dùng các cách sau:
- Đối với đông trùng hạ thảo tươi: Người ta sẽ rửa sạch trùng thảo rồi cho vào túi nhựa kín gió sau đó để trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Đối với trùng thảo khô: Sau khi rửa sạch, họ sẽ đem phơi hoặc sấy khô trùng thảo, sau đó cho vào túi nhựa bảo quản. Cho thêm 1 ít tiêu khô vào đáy túi rồi đặt ở nơi khô thoáng có ánh mặt trời.
Tuy những cách bảo quản trên đều rất hiệu quả, nhưng tốt người dùng nên mua đông trùng hạ thảo tươi dạng con với một lượng vừa đủ dùng trong khoảng 30 ngày để đảm bảo chất lượng.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã phân tính và chỉ ra trong đông trùng hạ thảo có tới 17 axit amin khác nhau, các D-mannitol, lipit và rất nhiều nguyên tố vi lượng như Al, K, Na,.. cần thiết cho cơ thể.
Đặc biệt loại trùng thảo quý hiếm này còn chứa vô số các hoạt chất sinh học có giá trị dược liệu cao như: axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin, nhóm hoạt chất HEAA
Ngoài các hợp chất trên chúng còn chứa rất nhiều vitamin như: vitamin B12,vitamin A,vitamin C,vitamin B2, vitamin E, vitamin K giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể tốt.
Phân loại đông trùng hạ thảo
Căn cứ vào các tiêu chí, đặc tính khác nhau mà người ta chia nấm đông trùng hạ thảo thành từng nhóm dưới đây.
Phân loại trùng thảo theo nguồn gốc
Dựa theo nguồn gốc xuất xứ thì đông trùng hạ thảo được chia thành 2 loại chính:
- Tự nhiên: Là loại trùng thảo tự sinh sống và phát triển trong điều kiện khắc nhiệt của thiên nhiên nên có hàm lượng dưỡng chất rất cao. Loài này chỉ được tìm thấy trên các vùng cao nguyên cao từ 4000 đến 5000 m so với mực nước biển với số lượng rất ít nên chúng cực kỳ đắt đỏ.
- Nhân tạo: Khác với loài tự nhiên, trùng thảo nhân tạo là loại được nuôi dưỡng trong môi trường công nghiệp với sự tác động của con người. Hiện chúng có mặt tại một số nước như Mỹ, Hàn, Thái và Việt Nam.
Phân loại đông trùng hạ thảo theo chế phẩm
Có 4 loại chế phẩm đông trùng hạ thảo đang phổ biến trên thị trường. Đó là:
- Nguyên con: Là loại còn nguyên hình dáng của 1 con sâu non và cái nấm mọc trên đầu
- Dạng nước: Là sản phẩm đã được sơ chế và chế biến thành các chai nhỏ dưới dạng uống.
- Dạng bột: Là dạng đông trùng hạ thảo được phơi khô và tán thành bột mịn.
- Dạng túi lọc: Sản phẩm đã được chế biến dưới dạng các túi lọc để pha trà.
- Dạng viên nén: Là dạng mà đông trùng hạ thảo được sơ chế thành các viên nén, nhỏ gọn và dễ sử dụng.
Phân loại trùng thảo theo trạng thái
Căn cứ vào trạng thái tồn tại thì trùng thảo được chia thành hai loại chính:
- Trùng thảo khô: Là dạng nguyên con nhưng đã qua sơ chế nhằm mục đích bảo quản được lâu hơn. Hàm lượng dinh dưỡng của loại này chỉ đạt 95%.
- Trùng thảo tươi: Là loại đông trùng hạ thảo còn nguyên con, chưa qua sơ chế vì vậy hàm lượng dinh dưỡng còn nguyên vẹn. Thời hạn sử dụng của chúng là dưới 1 tháng.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Từ xưa đông trùng hạ thảo đã được sử dụng để làm cống phẩm cho vua chúa và phục vụ quan lại. Theo các chuyên gia, dược tính của loại thảo dược này được ví ngang với nhân sâm. Dưới đây là một số công dụng tiêu biểu của đông trùng hạ thảo trong việc điều trị các bệnh liên quan.
Với người già
Đối với người cao tuổi, khi các chức năng và hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm sẽ gây ra hàng loạt bệnh lý liên quan. Việc sử dụng Đông trùng hạ thảo sẽ giúp người già cải thiện một số vấn đề sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: giúp cơ thể khỏe mạnh có khả năng chống chọi và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, các mầm bệnh nguy hiểm.
- Cải thiện hệ bài tiết: Ngoài công dụng tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, trùng thảo còn giúp người già phục hồi chức năng gan, thận; tăng khả năng giải độc cho hai cơ quan này, giảm thiểu nguy cơ sỏi thận, tiểu đêm, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
- Tăng cường hệ thống tuần hoàn máu: Các dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo có khả năng điều hòa cholesterol trong máu, giúp khí huyết lưu thông ổn định, hỗ trợ cải thiện các bệnh huyết cao cao, bệnh tiểu đường,…
- Nâng cao khả năng hoạt động của phổi: Các acid amin trong nấm đông trùng hạ thảo có khả năng giúp cải thiện các bệnh về hô hấp như: viêm khí quản, viêm phổi,…
Công dụng của đông trùng hạ thảo với nam giới
Một trong những công dụng nổi tiếng của đông trùng hạ thảo đó là khả năng tăng cường và cải thiện sinh lý cho nam giới.
- Trong đông trùng hạ thảo có chứa các hoạt chất quý giúp lưu thông khí huyết, tráng dương, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường sự dẻo dai cho nam giới trong quan hệ, giúp phái mạnh lấy lại phong độ vốn có.
- Loại trùng thảo này cũng giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị tình trạng thận yếu, thận hư, phục hồi chức năng thận.
Đối với phụ nữ và trẻ nhỏ
- Đối với trẻ em: Loại trùng thảo này sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, lười ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở cơ thể, giúp trẻ em ngon miệng, chóng lớn. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 5 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng.
- Đối với phụ nữ: Các hoạt chất protein, axit nucleic, cordycepic acid,… sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, điều trị rối loạn kinh nguyệt, giảm sự lão hóa cho da hiệu quả.
Công dụng của đông trùng hạ thảo với những người mắc bệnh
Không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe các hoạt chất trong con đông trùng hạ thảo còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh sau:
- Đối với bệnh ung thư: nhờ khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, loại thảo dược này sẽ giúp đẩy lùi tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ung thư, hỗ trợ tái tạo tế bào. Ngoài ra những người đang xạ trị ung thư nên bổ sung trùng thảo để tăng cường thể lực.
- Đối với bệnh tiểu đường: Giúp giảm và ổn định lượng đường trong máu tốt.
- Đối với bệnh phổi: Cải thiện chức năng hô hấp nhờ điều hòa lượng oxy trong cơ thể hiệu quả.
- Đối với bệnh tim: giúp ổn định nhịp tim, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Ngoài ra trùng thảo này còn giúp điều trị các bệnh về sinh lý, kinh nguyệt cho phụ nữ và nam giới,…
Cách dùng và liều lượng quy định
Tùy vào từng loại đông trùng hạ thảo mà người ta sẽ có cách dùng khác nhau.
- Đông trùng hạ thảo nguyên con: Đối với dạng trùng thảo này có rất nhiều cách dùng như pha trà uống hàng ngày, ngâm rượu để tăng cường sinh lý; nấu cháo, nấu canh, hầm cùng thịt,…
- Đông trùng hạ thảo dạng viên: Cách dùng khá đơn giản người dùng chỉ cần uống trước hoặc sau khi ăn 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 viên.
- Đông trùng hạ thảo dạng nước: Nếu là dạng gói thì người lớn uống 1-2 lần/ ngày mỗi lần 1 gói, còn trẻ em thì giảm liều bằng ½ người lớn. Nếu là dạng chai thì người hơn 36 tuổi bị suy nhược thì uống 1-2 chai/ ngày, uống liên tục từ 10-20 ngày; người lao động nặng nhọc thì uống 1-3 chai/ ngày, uống liên tục từ 10-20 ngày; người chữa bệnh nan y thì uống 2-4 chai/ ngày, liên tục 30 ngày.
Mặc dù là thảo dược tự nhiên, tốt cho sức khỏe nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng mà phải tuân theo liều lượng quy định.
Các bài thuốc chữa bệnh có đông trùng hạ thảo
Là thảo dược quý được vua chúa và quan lại tin dùng. Cho nên đến nay có rất nhiều các bài thuốc, món ăn sử dụng đông trùng hạ thảo được lưu truyền.
Bài thuốc cho người suy nhược, viêm phế quản, ho hen lâu ngày
Cách thực hiện bài thuốc này khá đơn giản nhưng lại giúp khắc phục hiệu quả các chứng bệnh chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ho hen lâu ngày.
Nguyên liệu:
- Đông trùng, khoản đông hoa: Mỗi thứ 6g
- Cam thảo, tiểu hồi: Mỗi thứ 3g
- Tang bạch bì: 8g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy đông trùng hạ thảo đi sơ chế rồi tán bột mịn.
- Bước 2: Các nguyên liệu còn lại đem sắc với 700ml nước, khi sôi thì vặn nhỏ đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp.
- Bước 3: Đem hòa tan bột trùng thảo vào 200ml hỗn hợp trên, chia làm 3 lần rồi uống.
Chim cút hầm đông trùng hạ thảo
Bài thuốc bổ dưỡng này vừa giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Vừa khắc phục chứng đau lưng, mỏi gối, hen suyễn, khó thở hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Chim cút: 8 con
- Nấm đông trùng hạ thảo: 8g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chim cút đem làm sạch sau đó ngâm với nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
- Bước 2: Chia trùng thảo thành 8 phần bằng nhau, sau đó đút vào bụng chim cút, cứ mỗi con thì một phần trùng thảo. Sau khi đút xong thì khâu kín lại
- Bước 3: Cho chim cút vào nồi nước để ninh khoảng 40 phút, nêm nếm gia vị, muối tiêu vừa ăn
Thịt heo hầm đông trùng hạ thảo
Món ăn này rất thích hợp cho những người thiếu máu, xanh xao, vàng vọt, mệt mỏi. Ngoài ra cũng có thể dùng cho trường hợp liệt dương, di tinh.
Nguyên liệu:
- Trùng thảo: 10 g
- Thịt heo: 100g. Có thể dùng thịt bò cũng được
Cách thực hiện
- Bước 1: Thịt heo đem rửa sạch, trần qua nước nóng 1 phút để bớt hôi sau đó thái thành lát mỏng.
- Bước 2: Cho thịt heo, trùng thảo vào hầm khoảng 30 phút, nêm nếm gia vừa ăn. Chia món ăn thành 2 phần ăn trong ngày.
Trị liệt dương, di tinh, hoạt tinh
Bài thuốc này dùng để chữa các chứng liệt dương, xuất tinh sớm cho nam giới.
Nguyên liệu:
- Trùng thảo 6g
- Dâm dương hoắc 8g
- Ba kích, hà thủ ô: mỗi thứ 12g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đông trùng hạ thảo đem tán thành bột mịn để trong chén sạch.
- Bước 2: Đem các nguyên liệu còn lại rửa thật sạch, sắc với 500ml nước khi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp
- Bước 3: Dùng bột trùng thảo đã được tán mịn hòa vào hỗn hợp trên. Đem chia làm 2 phần, uống hết trong ngày.
Vịt hầm đông trùng hạ thảo
Đem vịt hầm cùng đông trùng hạ thảo có thể trị chứng hen suyễn, suy nhược cơ thể trong thời gian dài. Bài thuốc này rất dễ thực hiện mà lại cho hiệu quả cao.
Nguyên liệu
- Trùng thảo: 5-10 con
- Vịt: 1 con
Cách thực hiện
- Bước 1: Vịt đem làm sạch, đem rạch bụng rồi cho trùng thảo vào sau đó dùng chỉ khâu kín
- Bước 2: Cho vịt vào nồi thêm ít rượu, dấm rồi ninh cho nhừ là có thể ăn
Gà hầm sơn dược, đông trùng hạ thảo
Đây là bài thuốc điều trị chứng lao phổi, viêm phế quản, suy nhược lâu ngày cực kỳ hiệu quả được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các nguyên liệu như gà, sơn dược, trùng thảo không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp điều hòa lượng oxy trong cơ thể, khắc phục tốt các bệnh hô hấp.
Nguyên liệu
- Thịt gà: 100g
- Trùng thảo, sơn dược: mỗi thứ 15g
Cách thực hiện
- Bước 1: Thịt gà đem làm sạch ướp sẵn gia vị
- Bước 2: Cho thịt gà, sơn dược, trùng thảo cùng nước vào ninh khoảng 30 phút cho nhừ, nêm vừa thì ăn.
Làm rượu ngâm
Mỗi ngày sử dụng 10-20ml rượu ngâm này sẽ giúp phục hồi hệ thần kinh, giảm căng thẳng, stress, giúp ngủ ngon cực tốt. Đồng thời đây cũng là một trong những bài thuốc ngâm rượu giúp bổ thận, tráng dương, phục hồi sinh lý cho nam giới
Nguyên liệu
- Trùng thảo: 15-30g
- Rượu trắng 40 độ: 500ml
Cách thực hiện
- Bước 1: Trùng thảo sau khi rửa sạch cho vào bình thủy tinh.
- Bước 2: Đổ rượu đã chuẩn bị vào rồi đậy lắp, ngâm kín trong 7-10 ngày.
- Bước 3: Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng không quá 20ml
Lưu ý: Người già, nam giới chưa đủ 18, người bị tiểu đường, huyết áp cao không nên dùng bài thuốc này.
Những lưu ý khi dùng đông trùng hạ thảo
Khi dùng trùng thảo để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Dúng đúng liều lượng quy định
Dùng đung liều lượng quy định, tốt nhất nên hỏi trước ý kiến các chuyên gia rồi hãy sử dụng:
- Tuy là thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng trùng thảo thì sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị kích ứng, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: phát ban, nổi mề đay, chảy máu cam
Nồi hầm
- Tuyệt đối không dùng nồi kim loại để đun, nấu, hầm trùng thảo. Vì chúng có thể gây ra các phản ứng hóa học làm mất tác dụng của loại thảo dược này. Thậm chí trong một số trường hợp còn gây nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người dùng.
- Cách tốt nhất là nên nấu trùng thảo trong các nồi đất hoặc sứ để đảm bảo dược tính và sự an toàn.
Cách chế biến
- Ở dạng tươi, trùng thảo được khuyên dùng trực tiếp chỉ qua sơ chế để đảm bảo dược chất còn nguyên vẹn.
- Việc đun, nấu trùng thảo không được để nhiệt độ quá cao, hoặc thời gian đun quá dài vì sẽ làm các chất dinh dưỡng phân hủy theo nhiệt độ. Làm mất hương vị và hao phí các chất dinh dưỡng của trùng thảo
- Tốt nhất là nên đun nấu trong khoảng thời gian từ 1-2 tiếng, trong quá trình nấu bật lửa nhỏ liu riu
- Khi ngâm rượu, thì nên cho cả đế đông trùng để khử Andehiy và Metanol trong rượu.
Thời điểm dùng đông trùng hạ thảo
Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi người sẽ được khuyên dùng đông trùng vào các thời điểm khác nhau:
- Với bệnh nhân mắc hô hấp hay có khối u dùng cháo trùng thảo thì có thể ăn trước, sau khi uống thuốc Tây khoảng 30 phút.
- Với người muốn cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe thì nên ăn trùng thảo vào buổi sáng, trước ăn 30 phút.
- Với nam giới bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng sinh lý nên dùng rượu đông trùng trước khi đi ngủ 30 phút hoặc dùng trà đông trùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
- Với những người hay mất ngủ thì không nên dùng trùng thảo vào buổi tối vì có thể gây khó ngủ, thậm chí là thức đêm.
Nên kiêng gì khi dùng đông trùng hạ thảo
- Khi sử dụng trùng thảo nên tuyệt đối kiêng những đồ ăn cay, nóng vì chúng có thể khiến cơ thể bị nhiệt. Tránh xa những đồ ăn như: ớt, tiêu, tương ớt, đồ chiên rán,…
Tương tác với thuốc
Ngoài ra nếu đang sử dụng các nhóm thuốc dưới đây người bệnh tuyệt đối không được dùng trùng thảo. Vì chúng sẽ tương tác với nhau gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Tiêu biểu là thuốc Cyclophosphamide, thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch như basiliximab, cyclosporine, daclizumab, azathioprine,…thuốc Prednison.
Các tác dụng phụ khi dùng?
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, thì loại thảo dược quý hiếm này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ không mong muốn nhất là khi dùng sai cách.
- Gây hại cho trẻ em nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
- Có thể khiến tình trạng sốt, ho, cảm lạnh trở nên nặng hơn.
- Lạm dụng quá liều có thể gây phát ban, nổi mề đay, suy thận.
- Trong trùng thảo nguyên con có rất nhiều ký sinh trùng nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cơ thể nhiễm trùng đường hô hấp.
Đối tượng nào không nên dùng
Dù được các chuyên gia đánh giá cao về công dụng chữa bệnh cũng như các hoạt chất dinh dưỡng. Nhưng không phải ai cũng có thể dùng trùng thảo. Một số trường hợp dưới đây nếu cố tình sử dụng chúng có thể gây bất lợi cho cơ thể:
- Trẻ nhỏ: Trẻ em đặc biệt là trẻ chưa đủ 5 tuổi không nên dùng loại trùng thảo này vì cơ thể trẻ thường “ nóng” nên không nên dùng các loại thuốc bổ có tính âm như đông trùng hạ thảo. Chúng có thể khiến trẻ nóng hơn, làm bệnh ngày càng nặng
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng để bảo bảo an toàn cho thai nhi.
- Những người mắc chứng rối loạn đông máu hoặc sử dụng thuốc chống đông máu tuyệt đối không được dùng trùng thảo này vì chúng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu, rất nguy hiểm.
- Người chuẩn bị làm phẫu thuật nên ngừng sử dụng đông trùng hạ thảo trước 2 tuần để tránh nguy cơ gây chảy máu khó kiểm soát trong quá trình phẫu thuật
- Những người mắc chứng đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối nên tránh xa loại thảo dược này nếu không muốn các triệu chứng thêm nặng nề.
- Ngoài ra những người có vết thương hở, đang chảy máu cũng không nên sử dụng.
- Những người bị dị ứng nhộng tằm không nên dùng đông trùng hạ thảo nguyên con. Người bệnh gan không nên dùng rượu trùng thảo.
Trùng thảo giá bán bao nhiêu?
Được đánh giá loại thảo dược đắt đỏ bậc nhất trên thế giới. Nhưng khó có thể nói chính xác giá của loại thảo dược này vì chúng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
- Nguồn gốc xuất xứ: Trùng thảo Tây Tạng và trùng thảo ở Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ sẽ có giá khác nhau.
- Trung thảo khô, tươi, qua sơ chế lại có giá khác nhau.
Theo giá bán trên thị trường hiện nay thì:
- Đông trùng hạ thảo Tây Tạng nguyên con còn tươi có giá tới 2 tỷ đồng/ kg, dạng khô có giá 1 tỷ đồng/ kg.
- Đối với đông trùng hạ thảo Việt Nam và các loại trùng thảo được nuôi cấy nhân tạo từ có giá dao động từ 30 – 300 triệu/ kg.
- Dạng đông trùng chế biến đóng gói thành nước, trà, viên nén thì có giá mềm hơn chút nữa, tùy theo khối lượng và thành phần dinh dưỡng còn giữ được.
Tuy nhiên mức giá này sẽ không cố định mà chúng sẽ thay đổi theo từng ngày, tháng, năm. Mức độ giao động của giá còn phụ thuộc vào độ khan hiếm của thị trường và nhu cầu của người dùng.
Nên mua đông trùng hạ thảo tại địa chỉ nào?
Hiện nay rất nhiều cơ sở bán đông trùng hạ thảo mọc ra như nấm, với những lời cam kết về chất lượng, giá cả khỏi chê khiến người tiêu dùng hoang mang. Việc tìm mua một địa chỉ bán uy tín là điều vô cùng quan trọng để tránh tiền mất tật mang. Tốt nhất người dùng nên tìm mua tại các cơ sở y học cổ truyền hoặc các công ty phân phối uy tín dưới đây:
- Đông trùng hạ thảo Vietfarm thuộc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Địa chỉ: Số 48, Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
- Đông trùng hạ thảo Biofun. Địa chỉ số 3, đường Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
- Đông trùng hạ thảo Thiên Phúc. Địa chỉ: 740 đường Quang Trung, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội.
- Đông trùng hạ thảo Nam Hufi. Địa chỉ: 119 đường Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội
- Đông trùng hạ thảo Takichi. Địa chỉ: 192 phố Đức Giang, Quận Long Biên, TP Hà Nội.
Cách phân biệt trùng thảo thật và trùng thảo giả
Ngoài việc lựa chọn cho mình địa chỉ mua hàng uy tín. Người dùng còn nên trang bị cho mình những kiến thức phân biệt hàng thật và hàng giả để đảm bảo an toàn. Dưới đây là 4 cách giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận ra đâu là trùng thảo thật đâu là trùng thảo giả.
- Quan sát bằng mắt: Hàng thật sẽ thấy đầu sâu và đầu nấm gắn tự nhiên, không có vết nối. Đồng thời ở loại thật sâu sẽ có nhiều vân, cứ 3 vân thì tạo thành 1 gấp và xếp thành hàng. Đường nét vân rõ nét, có lõi màu đen giống chữ V ở giữa lõi. Hàng giả thì không có những đặc điểm này.
- Thông qua khứu giác: Trùng thảo thật thì sẽ thấy mùi giống mùi nấm rơm, hòa với vị tanh của nấm hương. Hàng giả thì sẽ có mùi thơm dịu.
- Thông qua vị giác: Trùng thảo thật khi nhai sẽ thấy mùi thơm, càng nhai càng thơm. Còn hàng giả thì có mùi nồng nồng, giống đất sét và cứng.
- Thông qua trọng lượng: Hàng thật cầm trên tay và lắc nhẹ thấy nhẹ nhàng giống nấm. Còn hàng giả thì sẽ thấy nặng nặng
Dù có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng đông trùng hạ thảo trong việc điều trị. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của các chuyên gia, thầy thuốc về liều dùng và những kiêng kỵ trong quá trình sử dụng để đạt kết quả như mong muốn
Xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!